Chào tạm biệt bằng tiếng Nhật như thế nào để gây ấn tượng nhất?

Đăng ngày 04/03/2024

Chào các bạn! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chào tạm biệt tiếng Nhật lịch sự để có thể giao tiếp lịch sự và hợp phong cách.

chào tạm biệt tiếng Nhật lịch sự
Nói lời tạm biệt bằng tiếng Nhật

1. Khi nào sử dụng “Sayonara”?

Giống như trong tiếng Việt, chúng ta thường ít khi sử dụng từ “Tạm biệt” trong các tình huống giao tiếp thông dụng. Tương tự, người Nhật cũng ít khi dùng “Sayonara” bởi vì từ này mang ý nghĩa hai người sẽ không gặp lại nhau trong một thời gian dài, đôi khi nó cũng tương đương với từ “Vĩnh biệt” trong một vài trường hợp. Cả hai tiếng này thường được sử dụng trong các cuộc trò chuyện trang trọng và không phù hợp trong các tình huống thông thường.

2. Chào tạm biệt tiếng Nhật lịch sự thông thường

Thông thường khi nói lời tạm biệt, người Nhật sẽ sử dụng “Matane” hoặc “Zaane”. Hai cụm từ này có nghĩa là “Gặp lại sau nhé” và “Chào nhé”. Người Nhật thường thêm chữ “ne” vào cuối câu để câu nói mang hàm ý dễ thương và nhẹ nhàng hơn. Bạn cũng có thể sử dụng cả hai cụm từ này cùng một lúc: “Zaa, matene” mà không làm thay đổi nghĩa ở phía trên.

3. Chào tạm biệt với khoảng thời gian cụ thể

Nếu bạn muốn chào tạm biệt kèm theo một khoảng thời gian cụ thể, bạn chỉ cần nói “Mata” sau đó ghép với khoảng thời gian mà bạn muốn nhắc tới. Ví dụ:

  • Mata ashita: Hẹn mai gặp lại
  • Mata Raishuu: Hẹn tuần sau gặp lại

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng biết được khoảng thời gian chính xác mà mình sẽ gặp lại người kia. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng: “Hẹn gặp lại sau”.

4. Chào tạm biệt theo phong cách Anime

Trong các bộ phim Anime, chúng ta thường thấy nhân vật khi ra khỏi nhà thường nói vụng lại “Ittekimasu”. Cụm từ này được ghép từ “Iku – Đi” và “Kuru – Trở lại”, có nghĩa là “Tôi sẽ đi và trở lại sau”. Người Nhật sẽ đáp lại câu chào này bằng cụm từ “Itterasshai”, có nghĩa là “Đi đi và lát quay lại nhé!”. Tuy nhiên, từ “Ittekimasu” chỉ được sử dụng khi bạn đi về trong một khoảng thời gian ngắn.

5. Chào tạm biệt theo từng trường hợp cụ thể

Khi đi công tác hoặc du lịch trong vài ngày, người Nhật sẽ sử dụng “Kiwotsukete”, có ý nghĩa là “Hãy bảo trọng”. Còn nếu bạn chuyển nhà hoặc đi du học trong thời gian lâu, người Nhật thường chào nhau bằng “Genkide”, nghĩa là “Hãy vững tin lên nhé!”.

Bên cạnh đó, do sự hội nhập kinh tế quốc tế, giới trẻ Nhật Bản hiện nay có xu hướng sử dụng tiếng Anh nhiều hơn. Họ thường chào nhau bằng “bye bye” hay “See ya”.

Cách chào tạm biệt tiếng Nhật lịch sự rất phong phú đúng không? Hãy nắm chắc để biết cách giao tiếp với người Nhật trong các tình huống thực tế. Người Nhật quan trọng văn hóa giao tiếp rất nhiều, vì vậy chỉ cần bạn nắm vững cách chào trong từng trường hợp, bạn sẽ tự tin hơn trong việc giao tiếp đấy!