Công thức thời gian học tiếng Nhật để đạt hiệu quả cao nhất

Đăng ngày 14/03/2024

Một ngày nên học tiếng Nhật trong bao lâu thì có hiệu quả nhất? Đó chắc hẳn là câu hỏi mà các bạn mới bắt đầu hay đã học tiếng Nhật được một thời gian luôn tìm kiếm. Sẽ không thể có một mẫu số chung đối với tất cả các câu trả lời. Vì mỗi bạn đang duy trì một cách học ở một level khác nhau. JPnet sẽ đưa ra cách sắp xếp thời gian học tiếng Nhật hiệu quả, để mỗi cá nhân có thể vận dụng công thức chung này, điều chỉnh phù hợp với quỹ thời gian của bản thân mình.

cách sắp xếp thời gian học tiếng Nhật
Thời gian biểu học tiếng Nhật hợp lý

1. Công thức học tiếng Nhật

  • Đối với các bạn đang đi học hay đang đi làm, thời gian đề xuất cho việc học tiếng Nhật:
    • 3 tiếng/ ngày
  • Đối với các bạn du học sinh đang đi học tại Nhật, thời gian sẽ là:
    • Khoảng 3 tiếng/ ngày

Thời gian học quá dài, vượt quá khả năng/ giới hạn của bản thân, không những không mang lại hiệu quả như kỳ vọng, mà còn khiến hiệu quả học bị giảm hẳn đi.

2. Công thức thời gian học tiếng Nhật này, được xây dựng từ đâu?

Thời gian học tiếng Nhật được đề xuất như sau:

Thời gian học trên lớp + thời gian ôn bài, học bài và làm bài tập = 3 tiếng

Như vậy, căn cứ vào phương trình này, ta có thể thấy: để học tiếng Nhật hiệu quả 3 tiếng trên lớp, thì ở nhà phải dành thời gian 3 tiếng để ôn bài, học bài và làm bài tập.

Chính vì vậy, bạn không nên học quá 3 tiếng/ ngày, kể cả đang đi du học.

Tại lớp học của Nam Triều, bạn học 90 phút/ngày thì về nhà bạn phải ôn luyện, làm bài tập, đọc bài mới thêm 90 phút/ngày nữa, tức là cũng mất 180 phút/ngày (3 tiếng/ngày). Tuy nhiên, tại lớp Nam Triều, nội dung luyện tập đã được lồng ghép trong thời gian học trên lớp rồi nên tối thiểu ở nhà bạn nên dành 45 phút để đọc và làm bài. Tóm lại, khi học 90 phút tại Nam Triều thì ở nhà bạn nên dành 45 ~ 90 phút để đọc lại bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới.

Nội dung học Tiếng Nhật

Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Việc học thụ động thì không động não nên chỉ nhớ thoảng qua bằng ký ức ngắn hạn, không nhớ bằng ký ức dài hạn. Do đó, chỉ một thời gian sau sẽ quên.

Đây là lý do nếu bản thân chúng ta, không chủ động trong việc học tiếng Nhật của chính mình, thì cho dù học 8 tiếng trên lớp mỗi ngày không những không có lợi mà hơn nữa còn có hại.

Nếu bạn muốn ghi nhớ thứ gì đó bằng ký ức dài hạn thì luôn phải để não có khoảng thời gian NGHỈ NGƠI. Đây là thời gian não sẽ sắp xếp lại các thông tin đã tiếp nhận, quyết định tiếp nhận thông tin nào, đào thải thông tin nào. Đó là lý do bạn nghỉ ngơi mỗi ngày và sau đó phải dành thời gian ôn lại để giúp não lựa chọn thông tin ghi nhớ dài hạn.

3. Công thức số giờ học bài để thành công tại Nam Triều

Còn đối với các bạn đi du học, thời gian học sẽ như sau: học trên lớp 3 tiếng , về nhà ôn và học trước bài 1.5 tiếng ~ 3 tiếng. Vì nhiều bạn đi làm thêm nên phải tranh thủ ôn bài cũ và học trước bài mới 1.5 tiếng trở lên nhé. Chú ý là đây là nói về học ngữ pháp, đọc hiểu, vv mà thôi. Nếu bạn chỉ học những lớp “không não” như luyện hội thoại thì không ảnh hưởng gì, luyện càng nhiều, kỹ năng hội thoại của bạn càng tốt lên.

4. Thời gian biểu gợi ý

từ vựng Tiếng Nhật

  • 30 phút ôn và học từ mới. Tùy từng trình độ và các giáo trình mà bạn đang sử dụng, số lượng từ vựng sẽ khác nhau trong mỗi bài. Ví dụ có khoảng 50 từ mới trong mỗi bài. Mỗi ngày bạn học 10 từ mới. 2 ngày cuối tuần bạn ôn lại 50 từ vựng đã học của những ngày trước.Bạn hãy dùng file nghe đi kèm với giáo trình để nghe các từ vựng, cách viết và cách phát âm. Nếu bạn có thể tự làm hoặc mua flashcard để học kèm thì càng tốt.
  • 30 phút ôn và học Kanji: Kanji là một phần vô cùng quan trọng và cần thiết với những ai học tiếng Nhật. Chúng mình gợi ý, bạn có thể dùng sách Kanji Look and Learn (gồm sách học và sách bài tập) để bổ trợ thêm nhé.Mỗi ngày bạn cũng học 3 từ mới. Sau đó bạn hãy tập viết thật nhiều để quen mặt chữ. Bên cạnh đó, bạn cũng học thêm từ vựng đi kèm với từ Kanji vừa học đó. Nhớ là học xong cuối tuần thì bạn hãy dành thời gian ôn lại nhé.
  • 1h học các kỹ năng:
    • Thứ 2: học tổng quát về ngữ pháp
    • Thứ 3, 4, 5, 6: luyện tập các điểm ngữ pháp của ngày thứ 2. Làm bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
    • Thứ 7: xem các bài liên quan đến phần Kanji, phần Đọc và Viết trong sách giáo khoa và sách bài tập
    • Chủ nhật: luyện nghe qua các đoạn hội thoại ở sách giáo khoa và sách bài tập.

Hãy biết cách sắp xếp thời gian học tiếng Nhật một cách khoa học và thành công chứ đừng học tiếng Nhật theo cách vô ích, phản khoa học. Đây có lẽ là khác biệt lớn nhất của người giỏi tiếng Nhật và người dở tiếng Nhật.